Thi công chống thấm là gì? Hậu quả của việc không chống thấm.
Thi công chống thấm là một công đoạn sử dụng một hoặc nhiều phương pháp ngăn chặn hoặc làm nước không thể thẩm thấu qua bề mặt bê tông, tường nhà …vv. Quá trình chống thấm nhằm mục đích bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi độ ẩm, tăng tuổi thọ cho mọi không gian trong căn nhà.
Các biện pháp thi công chống thấm phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn, người trực tiếp thi công cần có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo chất lượng, tối ưu hóa chi phí và đặc biệt là tính thẩm
Hậu quả của việc không chống thấm
Độ ẩm và thấm dột lâu ngày là nguyên nhân khiến tường nhà bạn xuống cấp, không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của tường mà còn vô cùng mất thẩm mỹ. Một ngôi nhà không thể tránh khỏi các khu vực chứa nước rò rỉ qua các khe tiếp giáp, khe nứt bê tông và về lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt tường, hoen rỉ sắt thép, long sơn và bong tróc tường.
- Về lâu dài, nếu các khu vực bị thấm dột không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và tuổi thọ của công trình.
- Ảnh hưởng đến hệ thống điện, gây mất an toàn cho người ở.
- Tăng độ ẩm trong không khí, khiến các đồ vật bị oxi hóa nhanh.
- Gây thiệt hại lớn về kinh tế do phải mất thêm các chi phí cải tạo, gây lãng phí tiền bạc và công sức.
Hậu của của trần nhà không sử dụng biện pháp thi công chống thấm
Các biện pháp thi công chống thấm phổ biến hiện nay
Sơn chống thấm dột

Trong tất cả các công trình, sơn là công đoạn không mấy xa lạ. Ngày nay, sơn không chỉ dừng lại ở khả năng về mặt thẩm mỹ cho các công trình mà đây còn trở thành một trong những biện pháp chống thấm hàng đầu và được sử dụng rộng rãi nhất. Sử dụng sơn chống thấm, bạn có thể tự tin hơn vào khả năng chống thấm nước của mặt tường, ngăn chặn được nước xâm nhập sâu vào và gây ra những tác hại xấu cho bề mặt tường.
Sơn chống thấm dột thường thấy là các loại sơn ngoài bề mặt tường để ngăn được sự xâm nhập của nước cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao.
Biện pháp thi công chống thấm bằng sơn chống thấm dột được đánh giá là một trong những biện pháp có giá thành tương đối rẻ nhưng vẫn mang lại hiệu quả, đồng thời việc thi công cũng tương đối dễ dàng.
Phụ gia đổ bê tông

Biện pháp thi công chống thấm dột phổ biến mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo chính là phụ gia đổ bê tông. Biện pháp này áp dụng khi thi công các hạng mục công trình khi độ cứng của bê tông đã đạt được mức quy định, lúc này phụ gia đổ bê tông sẽ giúp bạn ngăn cản được sự thấm nước qua bê tông. Hay nói cụ thể hơn về cơ chế mà phương pháp này hoạt động chính là thu hẹp độ rỗng của các khối bê tông, các mao dẫn dạng lỗ được bít lại, từ đó, trên các lỗ mao mạch sẽ hình thành nên các lớp kỵ nước.
Biện pháp thi công chống thấm bằng màng
Phương pháp này thích hợp cho việc chống thấm tại một số vị trí trong nhà như: tầng hầm, nhà kho, sàn nhà, phần má,….Trên cơ sở so sánh với một số phương pháp khác, bạn hoàn toàn có thể thấy được ưu điểm của phương pháp này chính là sự đơn giản, dễ làm.
Thi công chống thấm bằng màng, người thực hiện chỉ cần tiến hành vệ sinh bề mặt nơi cần chống thấm một cách sạch sẽ nhất sau đó dán màn trực tiếp lên bề mặt.
Có thể sử dụng hai loại màng chống thấm phổ biến nhất hiện nay đó là:
-
- Màng chống thấm bitum: với thông số về độ dày là 4mm, người ta hay sử dụng để dán trực tiếp màng lên bề mặt thông qua khò nóng.Màng khò bitum có khả năng chịu nhiệt, tia UV tốt, chống thấm cao, nên thường được sử dụng cho các công trình chống thấm sàn mái.
- Chống thấm bằng màng lỏng Polyurethane: Loại màng này là màng lỏng, kín nước, được đánh giá cao về độ đàn hồi, độ kháng nhiệt. Phổ biến nhất của phương pháp này chính là sử dụng cho một số vị trí của công trình như ban công, sân thượng,….
Biện pháp thi công chống thấm bằng Sika Latex
Chống thấm bằng Sika Latex thực chất là việc sử dụng phụ gia Sika Latex trộn với vữa xi măng và tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời. Sika Latex thường được sử dụng cho nhà vệ sinh, tường nhà, mái nhà, sàn mái phổ biến.
Biện pháp thi công chống thấm sika thường được sử dụng nhiều nhất
Biện pháp sơn chống thấm epoxy
Sử dụng sơn chống thống giúp chống thấm ngôi nhà của bạn
Đây là một trong những phương pháp chống thấm dựa trên một loại keo có gốc Epoxy, gốc keo này đã được cải tiến và có tỉ lệ trộn là 1:1. Sau thi công trong khoảng từ 2 đến 3 giờ, keo sẽ dần đông cứng lại và ở thời điểm này, nhựa hóa học trong thành phần keo sẽ có sự liên kết tuyệt đối và đạt khả năng chống thấm nước tốt nhất.
Quét dung dịch
Với những loại vật liệu chống thấm ở trạng thái lỏng, chúng ta có thể sử dụng biện phát quét dung dịch lên bề mặt cần chống thấm. Với đặc trưng về trạng thái lỏng, sự thẩm thấu nhanh sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo được độ bám dính và khắc phục được sự lan rộng của các vết nứt. Phổ biến nhất của biện pháp này chính là sử dụng cho một số vị trí của hạng mục công trình như sàn, ban công, bể nước,…. Lưu ý, khi sử dụng phương pháp này bạn cần đảm bảo bề mặt được quét dung dịch lên khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Thi công chống thấm bằng màng tự dính
Thi công chống thấm bằng xi măng
Trộn vữa chống thấm là phương pháp chống thấm khá quen thuộc dựa trên sự kết hợp vật liệu. Khi trộn vữa chống thấm, việc các vật liệu xây dựng được kết hợp với nhau sẽ không tác động đến hiệu quả hay chất lượng thi công. Ưu điểm của phương pháp này chính là khắc phục được hồ vữa xi măng co ngót cũng như tạo ra bề mặt có độ bám dính rất cao.
Thường thấy, Sika Latex là sản phẩm được sử dụng mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất khi trộn với vữa xi măng.
Biện pháp thi công chống thấm bằng xi măng
Biện pháp thi công chống thắm bằng băng cản nước
Biện pháp thi công chống thấm bằng băng cản nước
Tấm chắn nước là cách gọi khác khi nhắc về phương pháp chống thấm dùng băng cản nước. Ở một số vị trí đặc biệt của công trình, phương pháp này được sử dụng mang lại hiệu quả tối ưu cho kết cấu bê tông âm, ngầm hay dẫn nước, chứa nước.
Công nghệ chống thấm mới dùng keo chống thấm Composite
Một trong những phương pháp chống thấm xuất hiện trong thời gian gần đây được đa số người dùng đánh giá cao đó là sử dụng giải pháp PNC hay còn gọi phổ biến là vật liệu Composite. Đây là loại vật liệu có sự tổ hợp giữa nhiều loại vật liệu khác nhau. Thông thường là được kết hợp giữa nhựa nền (keo Composite) cùng với đó là vật liệu gia cường (vải thủy tinh). Trên cơ sở kết hợp ưu điểm của từng vật liệu tách rời, sản phẩm mới được tạo ra có khả năng chống thấm nổi trội hơn hẳn.
Các câu hỏi thường gặp về loại và biện pháp thi công chống thấm
Có mấy phương pháp thi công chống thấm ?
Các loại chống thấm phổ biến nhất là chống thấm gốc xi măng, phụ gia chống thấm: sika latex, màng bitum, lớp phủ bitum và màng lỏng polyurethane.
Mục đích của việc chống thấm là gì?
Mục đích của việc chống thấm là ngăn nước và chống nước thẩm thấu vào bề mặt bê tông.
Chống thấm được thi công ở đâu?
Chống thấm là cần thiết cho tầng hầm, tường, nhà tắm, nhà bếp, ban công, sàn mái, mái xanh, bể nước, v.v.
Chống thấm dạng màng lỏng là gì?
Màng lỏng bao gồm một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ bên ngoài. Việc áp dụng các lớp phủ là bằng cách phun, lăn hoặc bay. Lớp chất lỏng mỏng và linh hoạt hơn so với các loại chống thấm gốc xi măng.
Chống thấm không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là sự cam kết với chất lượng và sự bền vững của công trình. Hãy đặt niềm tin vào các giải pháp hiện đại và đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để mang đến một không gian sống và làm việc an toàn, bền vững trong tương lai.
Tags: chống tấm tường, chống thấm, chống thấm hồ bơi, chống thấm nhà vệ sinh